Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 4 2019 lúc 12:28

Chú Thỏ không biết trèo cây. Chú đứng dưới đất nhìn lên cao nài nỉ anh Quạ : Anh Quạ ơi ! Hái hộ tôi quả táo nào !". Anh Quạ nghe nói thế mới chú ý nhìn thì quả nhiên thấy có một quả táo chín treo lơ lửng ở phía dưới một cành táo nhỏ. Quạ nghĩ : Táo à ! Món này ngon đấy, mình phải hái ăn cho thoả thích.

Sau đó anh Quạ bay tới mổ vào quả táo và làm cho nó đứt cuống rơi xuống. Ngay lúc ấy, ở dưới gốc táo có một cô Nhím đang xù lông đi qua. Quả táo rơi ngay vào lưng cô nhím và cắm chặt vào những chiếc lông dài, cứng và nhọn.

Chú Thỏ thấy thế chạy ào lại la lớn : Chị Nhím, trả tôi quả táo nào !"

Cô Nhím lúc đó đã lấy quả táo xuống và cầm trong tay nói với chú Thỏ : Táo là của tôi vì chính tôi bắt được mà !" Quạ cũng sà xuống giành phần : Táo là của tôi vì tôi đã hái nó". Ba ngườichẳng ai chịu ai, cứ cãi vã om sòm. Một bác Gấu lớn từ trong rừng đi ra. Bác ngạc nhiên hỏi : Có chuyện gì mà các cô, các cậu cãi nhau dữ thế ?" Khi biết rõ câu chuyện, bác Gấu ôn tồn nói : Trong việc này ai cũng có công, vậy các cô, cậu nên chia táo làm ba phần đều nhau".

Sau một lát ngẫm nghĩ, cả ba cô cậu Thỏ, Nhím, Quạ đều đồng thanh nói : Ta phải chia làm bốn phần vì bác cũng phải được ăn táo chứ".

Bác Gấu nói : Thôi ! Bác có công trạng gì đâu !"

Cả ba cô cậu Thỏ, Nhím, Quạ lại nói : Có chứ, bác có công giúp chúng cháu hiểu được lẽ công bằng !"

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 12 2019 lúc 5:20

- Tranh 1: Lan cùng các bạn đang trò chuyện vui vẻ trong vườn hoa.

- Tranh 2: Bỗng Lan chợt dừng lại trước vườn hồng. Lan nhìn ngắm bông hoa rất say mê.

- Tranh 3: Rồi bạn ấy nảy ra ý định ngắt một bông hoa. Lan đang đưa tay lên hái thì Hùng nhanh nhẹn chạy tới.

- Tranh 4: Hùng giải thích hái hoa trong vườn trường là việc làm xấu gây ảnh hưởng tới khuôn viên của trường lớp. Lan hiểu ra và ân hận vì hành động của mình.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 11 2017 lúc 17:12

Vào giờ kiểm tra, Hùng loay hoay vì quên mang bút. Bạn ấy lo lắng rồi quay sang nói với Lan. Lan nhìn Hùng đầy tiếc nuối : “Làm thế nào bây giờ? Tớ cũng chỉ có một cái bút…”

Nghe được câu chuyện của hai bạn, cô giáo cầm cây bút bước xuống đưa cho Hùng và nói:

- Em hãy viết bằng bút của cô. Lần sau em nhớ chuẩn bị đồ dùng học tập thật tốt nhé !

Hùng mừng rỡ cảm ơn cô:

- Em cảm ơn cô ạ, em hứa sẽ chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.

Hai bạn tập trung làm bài cùng cả lớp. Khi nhận được kết quả bài kiểm tra với điểm 10 đỏ chói, về nhà, Hùng khoe ngay với mẹ. Mẹ hạnh phúc và dặn em hãy nói lời cảm ơn cô giáo.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Đăng Khoa
4 tháng 3 2022 lúc 7:55

nuối không, nói có

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 8 2019 lúc 4:41

- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.

- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.

- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 4 2018 lúc 12:17

- Tranh 1: Bác Hồ cùng các em thiếu nhi cùng đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

- Tranh 2 : Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như : Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không. Một em có ý kiến: ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai chưa ngoan không được nhận kẹo của Bác.

- Tranh 3 : Tộ đã biết mình chưa ngoan nên không dám nhận kẹo của Bác. Bác trìu mến chia kẹo và khen ngợi em đã biết dũng cảm nhận lỗi.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 18:38

Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền

- Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Câu chuyện:

+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm  (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).

+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Sau chiến thắng vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền  lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 9 2018 lúc 7:10

Thứ tự đúng: 3 – 1 – 2

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 12 2017 lúc 13:24

Thứ tự đúng: 1-4-3-2 1. Bê Vàng và Dê Trắng sống trong rừng xanh sâu thẳm. 4. Một năm, trời hạn hán. Suối cạn nước, cỏ cây chết khô. 3. Bê Vàng đi tìm cỏ và bị lạc đường về. 2. Dê Trắng đi tìm bạn, gọi mãi : “Bê ! Bê !”. Cho tới giờ, dê vẫn thường kêu như vậy, thể hiện sự thương nhớ bạn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 11 2023 lúc 20:30

Tham khảo!

Tiến sĩ Vũ Tông Phan là một nhân vật điển hình cho người Hà Nội ở thế kỉ XIX bởi sự nghiệp sáng tạo thi ca, hoạt động văn hoá, nhất là làm giáo dục, tất cả đều vì Hà Nội, cho Hà Nội.

Ngược dòng thời gian vào thế kỉ 19, năm 1831 khi Vũ Tông Phan từ Huế ra nhận chức Giáo thụ phủ Thuận An, lúc bấy giờ thuộc về Bắc Ninh, khi ra đến Hà Nội, cụ thấy quang cảnh Hà Nội như thế này: “Nay đương phát sinh nơi đô thành, nhiều hạng dân du thực du thủ đi học thì cốt giật tiếng nho, đi buôn chửa giàu đã khoe của, cư dân thường túm tụm ba hoa, bộ hành áo quần cực diêm dúa, sòng bạc tràn lan khắp gần xa…”.

Trước tình cảnh này, Vũ Tông Phan có bàn bạc với những người bạn thân thiết là: Ngô Thế Vinh, Tiến sĩ Lê Duy Trung, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… tập hợp được 1 nhóm sĩ phu và đề xuất phải chấn hưng văn hóa, giáo dục Thăng Long-Hà Nội. Họ đã đưa văn hóa, giáo dục Thăng Long từ chỗ hoang tàn ở buổi đầu năm 1831 (như cụ Phan đã miêu tả) mà chỉ 30 năm sau thôi một ký giả nước ngoài khi đến đây đã phải viết lên tờ Thông tin Bắc Kỳ: Thành phố này không còn là kinh đô nữa nhưng vẫn đứng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phồn vinh đông đúc.

Bình luận (0)